Cờ tướng online được xây dựng dựa trên niềm đam mê của người chơi đối với cờ tướng – 1 bộ môn không chỉ được coi là trò chơi mà còn là “món ăn tinh thần” chung của những con người yêu thích những game trí tuệ. Với tính năng giải trí bổ ích, mang lại những bài học thiết thực, cờ Tướng đã kết nối mọi người lại với nhau.

 

Ở Việt Nam, cờ Tướng được chơi  khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi cách có thể và không chỉ ở riêng tầng lớp nào.  Được nhất thì là những nhóm, những CLB cờ, có điều kiện kinh tế và thời gian, được chơi những bàn cờ “xịn” hoặc không thì là những miếng gỗ vuôn vắn, được kẻ khắc thủ công trên đó là 64 ô vuông đơn giản mà cũng đầy biến ảo ở những quán cóc, những “kỳ đài nghiệp dư”, khi thì lại là những hình vẽ nghuệch ngoạc bằng phấn, bằng gạch hay 1 miếng giấy vuông gấp gọn trên 1 góc phố, 1 vỉa hè nào đó…hoặc cao cấp và hiện đại hơn, thì những chiếc smart phone, ipad hay thậm chí là 1 chiếc PC văn phòng được kết nối internet và cài đặt game “chơi cờ tướng online”….nhưng dù là ai, chơi thế nào, ở đâu, thì cũng đã vô tình góp phần tạo nền một nét văn hóa riêng biệt – văn hóa cờ tướng.

 

Đến nay, phong độ của cờ Tướng được xem là “ổn định” và “vững chãi” nhưng dường như những vấn đề xung quanh về cờ Tướng vẫn còn gây tranh cãi lớn về nguồn gốc của nó.
Bàn tròn cờ tướng

Cờ Tướng theo một số nguồn tài liệu cho rằng chúng có từ Phương Tây, nhưng cũng có nhiều nguồn trích dẫn cho rằng trò chơi này có nguồn gốc từ Trung Hoa.

 

Nhiều người vẫn nhầm tưởng, rằng Cờ Tướng có xuất sứ từ Trung Hoa. Điều này không sai, nhưng cũng chưa hẳn là chính xác. Cờ Tướng, cùng với Cờ Vua, đều có xuất sứ từ Saturanga, một trò chơi của Ấn Độ. Cờ Saturanga đi về phía Tây trở thành Cờ Vua, và đi về phía Đông trở thành Cờ Tướng. Đây cũng chính là lí do mà vì sao Cờ Tướng và Cờ Vua lại có nhiều điểm giống nhau đến vậy.

 

Một trò chơi được phát minh ở nơi này, khi sang đến nơi khác, sẽ được thay đổi để trở nên phù hợp với văn hóa của nơi đó. Như vậy, Cờ Tướng đã có những thay đổi gì để trở thành “Quốc Hồn Quốc Túy” của Trung Quốc? Dưới đây là một vài chi tiết cơ bản nhất về những thay đổi này:

 

- Thay vì dùng “Ô”, Cờ Tướng dùng “Đường” để đi Quân, nhờ vậy mà nâng điểm đi quân từ 64 lên 81.

- Đã là 2 nước phân tranh, thì cần phải có biên giới. Bởi vậy mà Cờ Tướng mới xuất hiện “Sông”. Kể từ đó, số điểm đi lại nâng lên thành 90.

- Là Quốc gia thì phải có “Cung cấm”, và đã là Tướng thì không thể chạy khắp bàn cờ được. Vì thế mà “Cung” ra đời, khiến Tướng chỉ có thể di chuyển trong 9 điểm (Trung Quốc thường gọi là “Cửu Cung”).

- Để đơn giản hóa tối đa việc tạo ra một bàn cờ, các quân của Cờ Tướng đều được thiết kế giống nhau và phân biệt bằng chữ khắc trên đó. Điều này giúp Cờ Tướng trở nên dễ dàng phổ biến bên trong Trung Quốc, nhưng lại gây khó khăn khi tiến ra thế giới.

- Ngoài ra, vào thời sơ khai, Cờ Tướng không có quân Pháo. Chỉ mãi tới sau này, vào thời nhà Đường, quân Pháo mới được đưa vào bàn cờ, và từ đó tạo ra những sự khác biệt đầy đặc sắc trong chất chiến thuật của Cờ Tướng.

 

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, sau khi thay đổi, Cờ Tướng đã mang trong mình những nét đặc sắc cực kỳ nổi bật của nền văn hóa phương Đông. Những khái niệm như “Sông”, “Thành”…là những điểm đặc thù vô cùng quen thuộc với người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cũng bởi lẽ đó, Cờ Tướng đã trở thành một môn giải trí thú vị và đầy tính chiến thuật được người Việt ưa chuộng từ bao đời nay.

 

Nếu các bạn là người hâm mộ môn giải trí thú vị này, hãy tải game Chơi cờ online về để trải nghiệm và tìm đối thủ xứng tầm.

 

Để trải nghiệm chơi game cờ tướng online hãy  soạn tin: CT gửi 6094 (500Đ).
Hoặc truy cập website: http://cothu.vn
Fanpage: http://facebook.com/game.cothu
Hotline: 01646053138| Email: dvkh.vn@gmail.com

Tags: , , , ,