Nguồn gốc Cờ Vây
Cờ vây là loại cờ cổ nhất thế giới, cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể về nguông gốc lịch sử của bộ môn này. Nguồn gốc của trò chơi này vẫn còn là một ẩn số của lịch sử Trung Hoa, có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của bộ môn cờ này nhưng người ta vẫn chưa chứng minh được rằng cờ vây được tạo ra bởi 2 vị vua Trung Hoa cổ đại, một chư hầu hay một nhà chiêm tinh.
Có khẳng định cho rằng cờ vây được tạo ra bởi vị vua huyền thoại của Trung Hoa cổ đại (trị vì 2357 – 2256 TCN), ông ta sáng tạo ra trò chơi này với mục đích làm trò giải trí cho con trai. Một khẳng định khác lại cho rằng một vị vua huyền thoại khác, Đế Thuấn (2255 – 2205 TCN) đã tạo ra Cờ Vây để phát triển trí tuệ cho con trai của mình. Thêm một khẳng định cho rằng cờ vây cùng với bài lá được một chư hầu của hoàng đế Thương Hiệt (1818 – 1766 TCN) tên Ngô sáng tạo ra. Cuối cùng, một giai thoại khác nói rằng Cờ Vây được sáng tạo bởi một nhà chiêm tinh đời nhà Chu (1045 – 255 TCN).

 

covayconguongoctudau
Những tranh luận về nguông gốc cờ vây có thể sẽ còn được đưa ra tranh luận nhiều hơn nữa nhưng điều đó không quá quan trọng, cái quan trọng ở đây là Cờ Vây vẫn được công nhận rộng rãi là đã tồn tại ít nhất 3000 năm và rất có thể là 4000 năm, đó là lý do vì sao Cờ Vây là bàn cờ chiến thuật cổ xưa nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, theo sử sách ghi chép lại, trước khi cờ vây trở thành một trong những môn cờ khó nhất và trí tuệ nhất nó đã được các nhà chiêm tinh sử dụng làm công cụ để tiên đoán những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Từ năm 200 – 600 SCN được coi là kỷ nguyên vàng của thơ ca và cờ Vây. Ở vào giai đoạn này, người ta không còn quá bận tâm đến nguồn gốc của Cờ Vây, thay vào đó, họ coi cờ tướng như một món ăn tình thần không thể thiếu. Cũng từ đây, cờ vây đã đạt được những vị trí rất cao quý.
Minh chứng cho điều kỳ diệu này là, vào thế kỷ thứ 2 SCN, nhà thơ Mã Dung, người đã nổi tiếng vì ca ngợi Cờ Vây trong những vần thơ của mình. Trong những giai thoại về Cờ Vây còn lại từ cổ xưa, có hai giai thoại nổi tiếng nhất như sau:
Giai thoại thứ nhất kể rằng, vào khoảng thế kỷ thứ 3 đến thứ 4 TCN, có một kỳ thủ tên là Osan đã lưu danh sử sách vì khả năng siêu phàm có thể chơi lại cả một ván cờ từ đầu tới cuối (ngay cả những nước trong khoảng từ 150 đến 300 trong ván cờ) bằng trí nhớ, từng nước một. Giai thoại này nhấn mạnh rằng sức cờ và trí nhớ tốt có mối quan hệ mật thiết trong Cờ Vây.
Giai thoại thứ 2 nói về sự tôn kính với Cờ Vây trong thời đại vàng của mình ở Trung Hoa. Vào thời nhà Tần (265-420 SCN), Tạ An đang có chiến tranh với cháu của mình là Tạ Huyền. Sau bao trận đánh long trời lở đất, hai bên quyết định giữ lại quân đội của mình và phân thắng bại trên bàn Cờ Vây giữa hai tướng. Đáng tiếc rằng kết quả của ván cờ này không được ghi lại.
Cờ Vây còn có hai thời kỳ vàng khác ở Trung Hoa vào thời nhà Đường (618-906 SCN) và thời nhà Tống (960-1126 SCN). Những quyển sách đầu tiên về Cờ Vây được viết trong thời kỳ này, ví dụ như “Gokyo và Gosetsu”. Đồng thời, cũng có rất nhiều kỳ thủ được tôn vinh là Ki-Sei hay Ki-Shing, với Ki là “Cờ”, Sei nghĩa là “thánh” và Shing nghĩa là “pháp sư” hay “phù thủy”. Những tước hiệu này hiện nay vẫn được sử dụng ở Nhật Bản, ví dụ như Kisei vẫn là tước hiệu danh giá nhất.
Có thể nguồn gốc của cờ vây sẽ luôn là một ẩn số đối với lịch sử Trung Hoa và toàn thế giới nhưng với những giá trị tinh thần to lớn mang đến cho con người, cờ vây vẫn luôn là một trò chơi trí tuệ được nhiều người yêu thích cho đến tận ngày nay.

Tags: , ,