Triết lý âm dương và ngũ hành trong cờ Tướng

Là một trò chơi trí tuệ mang trong mình tinh hóa văn hóa của nhân loại, cờ tướng được truyền bá rộng rãi đi khắp nơi trên thế giới. Đi đến mỗi nơi, cờ tướng lại được thay đổi một vài chi tiết để phù hợp với văn hóa từng vùng, từng quốc gia để làm sao có thể giữ được tinh hoa nhân loại mà vẫn phù hợp với văn hóa mỗi dân tộc. Và ngay sau khi được truyền bá sang phương Đông, trò chơi trí tuệ kinh điển này đã được người trung Quốc biến đổi một chút để phù hợp hơn với văn hóa phương đông. Sự cải biến này của người Trung Quốc vẫn được giữ cho đến bây giờ và nhiều quốc gia vẫn tuân thủ sự biến đổi này.

Cờ tướng ở phương Đông chịu tác động nhiều từ sự biến đổi của người trung Quốc nên cờ tưởng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều văn hóa Trung Quốc, mang trong mình những đạo lý, triết lý… đậm chất Trung Hoa. Điều đó được thể hiện qua những con cờ. Trong đó, thuyết âm dương, ngũ hành của được “lồng’ trong từng quân cờ.

 

giatricuarthuyetamduongnguhanhdoivoicotuong

Trong cờ tướng thể hiện các yếu tố của Dịch Kinh bằng những vật thể thu nhỏ – Đó là bàn cờ, quân cờ, màu sắc, nước đi… Nó cũng biến hóa sinh động khôn lường.
Theo lý Âm Dương thì vũ trụ có từng cặp:
Trời(Dương), Đất(Âm)
Ngày(Dương), Đêm(Âm)
Sáng(Dương), Tối(Âm)
Đực(Dương), Cái(Âm)
Nếu âm dương cân bằng hòa hợp thì sinh vạn vật.
Cờ tướng có hai bên đỏ(Dương) và xanh hoặc đen(Âm). Mỗi bên có 16 quân –Âm dương cân bằng.
Nếu trong một ván cờ, 2 bên có trí tuệ, tài năng ngang nhau thì ván cờ biến hóa vô cùng, kết quả là hòa nhau gọi là cờ sinh. Ngược lại, 1 bên thắng, 1 bên thua gọi là cờ tử.
Kỳ đạo luôn lấy sự công bằng làm chuẩn mực, nên bàn cờ, quân cờ đều bằng nhau và đều lấy bên phải làm chuẩn.
Về Tứ tượng cờ tướng có 4 quân Xe ở bốn góc, 4 Pháo, 4 Tượng, 4 Sỹ, 4 Mã.
Về Ngũ hành có 5 Tốt.
Về bát quái có Mã chuyển động tám hướng.
Năm yếu tố – Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái đều có trong cờ tướng.
Cờ Tướng dựa trên cơ sở triết học (Dịch Kinh) mà hình thành. Đó là nguồn gốc triết lý của môn Cờ Tướng…
Theo sử sách ghi lại, cờ Tướng có từ thời nhà Chu(Trung Quốc), do vua Vũ Vương(1119 – 1122 trước Dương lịch) sáng tạo, các con cờ làm bằng ngà voi nên gọi là Tượng Kỳ. Sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Thái chú rằng: Xưa vua Thần Nông(3000 năm trước Dương lịch) lấy Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần làm tượng trưng. Đến đời Đường, tướng quốc là Ngưu Tang Nhủ… Mới dùng Tướng, Sĩ, Xe, Mã, Tốt thâm vào và Tượng gọi là ky – Chữ ky giống âm kỳ. Cho đến thời Xuân Thu là giai đoạn cực thịnh của trường phái triết học phương Đông Trung Hoa, Ấn Độ. Khi tư tưởng “xuất thế vô vi” của Lão Tử thịnh hành thì Cờ Tướng hoàn chỉnh và khởi sắc.

Trải qua nhiều cuộc cải cách, phải nói rằng thuyết âm dương, ngũ hành của người Trung Quốc đã phần nào tạo nên những giá trị riêng biệt cho cờ tướng. Chính những triết lý này đã tạo nên một sức hút kỳ lạ của cờ tướng và tạo nên những giá trị văn hóa  tốt đẹp cho môn thể thao trí tuệ này.

Tags: , , ,