Tuy không phải là cái nôi của nền văn minh cờ vây nhưng cứ mỗi lần nhắc đến Trung Quốc là người ta lại phải trầm trồ khen ngợi bởi đất nước này đã sản sinh ra biết bao nhiêu cao thủ cờ vây nổi tiếng. Trong số rất nhiều cao thủ cờ vây nổi tiếng của Trung Hoa, người ra không thể không nhắc đến Hoàng Long Sĩ – một trong những người mạnh nhất trong lịch sử cờ vây.
Hoàng Long Sĩ (Huang Longshi, 黃龍士) sinh khoảng những năm 1651/1654 – mất khoảng những năm 1700, tự là Hoàng Nguyệt Thiên (Huang Yuetian 黃月天) là một kỳ thủ cờ vây 7 đẳng người Trung Quốc.
Hoàng Long Sĩ được cho là sinh trong khoảng năm Thuận Trị thứ 8 đến 11 đời nhà Thanh (1651/1654) và mất khoảng hơn 40 tuổi mặc dầu ngày mất không rõ. Gia đình Long Sĩ rất nghèo và ông bỏ bê việc học hành. Mặc dù rất lười học nhưng ông lại có một niềm đam mê đặc biệt với cờ vây, vì vậy, ông rất chuyên tâm học cờ vây và sớm trở thành một kỳ thủ đi vào lịch sử. Sau khi tài năng của ông đạt đến đỉnh cao, ông đã kiếm tiền để nuôi sống gia đình mình bằng cách chơi cờ vây. Năm 16 tuổi, ông đã là 1 quốc thủ (国手 – guoshou – vô địch toàn quốc). Sau đó, ông đã đánh bại nhiều kì thủ nổi tiếng, điển hình là Sheng Dayou – một trong những kỳ thủ mạnh nhất của thế hệ trước đó và thắng liên tục 7 ván. Càng ngày ông càng trở nên nổi tiếng trong giới cờ vây.

 

hoanglongsi-kythumannhattronglichsucovaytrunghoa

Trong cả sự nghiệp cờ vây, Long Sĩ có một đối thủ cự phách, đó cũng là đối thủ duy nhất của ông – Zhou Donghou. Mặc dù Long Sĩ đã đánh bại Zhou nhiều lần nhưng phải khẳng định rằng chính Zhou đã giúp Long Sĩ trở nên mạnh hơn.
Sau này, khi Long Sĩ là một môn khách của Xu Xingyou, ông đã cùng Xu đấu không biết bao nhiêu là ván cờ vây, chỉ biết rằng đa phần Long Sĩ là người chiến thắng. Tuy nhiên, Xu thường đi khoác lác với mọi người rằng đã đánh bại Long Sĩ.
Một lần, Long Sĩ thì thầm với Xu là Long Sĩ rất mạnh và có thể chấp Xu 3 quân. Đó là “ván cờ chấp 3 quân với máu và nước mắt”, một trong những kiệt tác của Long Sĩ. Có một giai thoại về nguyên nhân cái chết của Long Sĩ, đó là Xu đã dìm Long Sĩ trong rượu chè và trụy lạc. Không lâu sau đó, Long Sĩ qua đời vì một cơn đau tim. Khi mất, Long Sĩ không hề có vợ hoặc con cái, chỉ có những ván cờ kiệt tác là còn mãi.
Phong cách chơi cờ vây
Long Sĩ cũng đóng góp rất nhiều lý thuyết cho cờ vây. Ông có rất nhiều nước cờ dồn ép khiến cho đối thủ của mình tạo ra các hình cờ không hiệu quả, và tấn công ngay cả khi vây đất. Ông có một phong cách riêng biệt. Các nước cờ của ông tuy rất rõ ràng và đơn giản nhưng các đối thủ thường không biết phải đối phó thế nào, và ngay khi họ tấn công Long Sĩ, ông đáp trả bằng các nước cờ bất ngờ hay tấn công vào các điểm yếu.
Nhận định
Sau khi mất, Long Sĩ còn được nhắc đến nhiều, mỗi khi nói về ông, các kỳ thủ cờ vây xuất sắc khác dành hết lời ca ngợi cho thiên tài cờ vây này.
Deng Yuanhui đã từng nói về Long Sĩ thế này:
“Long Sĩ tính toán cực kỳ sâu sắc và rất rộng. Trong các tình huống sinh tử, khi mọi người khác đều hết hi vọng, thì ông lại có thể sử dụng hết khả năng, có thể nhìn thấy các nước cờ sắc bén và huyền diệu hơn. Và rồi mọi thứ thay đổi… từ chỗ chết ông tìm lại đường về chỗ sống.” Ông cũng nói, “Long Sĩ như một thiên thần giáng thế. Ông ấy không hề thuộc về thế giới này.”
Ngô Thanh Nguyên, được coi là một trong những kỳ thủ mạnh nhất thế kỷ 20 và mọi thời đại, cũng nói về Long Sĩ. Ông nói rằng nếu Long Sĩ chơi cờ ở thời hiện đại, ông ta mạnh cỡ 13 đẳng chuyên nghiệp (Cao nhất trong hệ thống đẳng cấp hiện đại là 9 đẳng – chú thích của người dịch). Ông cũng nói rằng sức cờ của Long Sĩ ít nhất là cỡ như Honinbo Dosaku ở Nhật Bản. Honinbo Dosaku được rất nhiều người coi là kỳ thủ mạnh nhất của mọi thời đại.
Mặc dù được tán dương rất nhiều nhưng Long Sĩ gần như không được biết đến bên ngoài Trung Quốc. Đa phần điều này xuất xứ từ suy nghĩ của Inoue Inseki về giới cờ vây Trung Quốc trong quyển sách rất nổi tiếng của ông là Hatsuyorun từ thế kỷ 17. Inseki nói rằng các kỳ thủ Trung Quốc nếu chơi cờ với những kỳ thủ mạnh nhất của Nhật Bản đều phải nhận quân chấp và không hề nhắc tới Long Sĩ trong đó. Điều này dẫn tới suy nghĩ rằng tất cả các kỳ thủ Trung Quốc đều không địch lại các kỳ thủ Nhật Bản.

Tags: , , ,