Sức hút của cờ tướng là ở cách bày binh bố trận, sắp xếp các quân cờ và sử dụng các thế cờ đặc sắc, sáng tạo để có thể dành chiến thắng. Cũng vì sức hút kỳ diệu đó mà cờ tướng từ khi ra đời cho đến nay vẫn là một môn thể thao trí tuệ phổ biến trên khắp các nước trên thế giới. Ra đời từ hàng ngàn năm trước, gia nhập vào Việt Nam đúng thời kỳ Việt Nam bị phương Bắc đô hộ nhưng cờ tướng vẫn phát triển và giữ được những giá trị riêng của nó.

 
Nếu ai đã từng chơi cờ tướng thì có thể hiểu, cờ tướng không phải là một trò chơi dựa vào yếu tố may rủi để chiến thắng như một số trò chơi dân gian khác. Vì thế, muốn chiến thắng đối phương, người chơi phải hoàn toàn sử dụng trí thông minh cùng với những kỹ năng cần thiết để đánh lại đối phương. Kỹ năng mà ta nói ở đây chính là kỹ năng “điều khiển” và “làm chủ” những quân cờ. Hơn thế nữa, liên công và phối hợp quân lực trong cờ Tướng cũng rất quan trọng, nó xuyên suốt toàn bộ ván cờ để giúp người chơi làm nên chiến thắng.

 
Cờ tướng là trò chơi dành cho 2 người, 2 bên sẽ phải huy động tất cả trí lực của mình để đánh bật đối phương. Ra đời trong bối cảnh lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh ác liệt nên người ra ví đánhcờ tướng cũng giống như đánh trận.

 

moituongquangiuabinhphaptrongquansuvakythuatchoicotuong
Ngược dòng lịch sử, từ thời Xuân Thu chiến đấu chủ yếu là Xa chiến (Xe đánh trận) tức là các loại Xa chiến do ngựa kéo. Như trong “Tả truyện” có ghi quân đội nước Tấn có hơn 700 chiến Xa các loại: Dẫn, ương, bán. Trong các cuộc chiến đương thời, chủ lực của hai bên sử dụng là chiến Xa và bộ binh “giáp sĩ” theo Xe mà đánh, ngay cả Vua cũng cưỡi Xe tham gia chiến trận và truy kích quân địch (Tả truyện – Hoàn Công năm 28), cảnh chiến trường lúc bấy giờ là “Xe chạy quân đuổi”, đó chính là chiến thuật liên hợp đồng tác chiến giữa Xe và Sĩ Tốt.

Chiến Xa tung hoành trên bình nguyên rộng lớn rất thuận lợi nhưng khi gặp phải địa thế chật hẹp, quanh co lầy lội, rừng núi… Thì Xe khó mà phát huy tác dụng, lúc đó thì bộ binh có thể dễ dàng vượt qua những chướng ngạy ấy. Cho nên đến thời Chiến quốc thì bộ binh dần dần phát triển mạnh hình thành một bộ phận chủ thể phối hợp cùng với chiến Xa. Sự phát triển của kỵ binh cũng ngày càng lớn mạnh từ đời Triệu – Vũ Linh Vương, kỵ binh bắt đầu phối hợp với bộ binh trong chiến đấu, hình thành các chiến thuật hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh, kỵ binh và chiến Xa (Tức Xe, Mã, Tốt), các chiến thuật ấy càng lúc càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn.
Năm người làm một ngũ là căn cứ vào liên công mà đặt ra, con số năm vốn là con số mạnh nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu chiến thuật phối hợp các loại binh khí, năm người với năm loại binh khí phối hợp tác chiến gọi là “ngũ binh”. “Ngũ binh” lại chia làm “Xa binh” và “bộ binh”. Năm loại binh khí của Xa binh là mâu, dáo, dài, kích, đòng(Theo “Khảo công ký” và “Tư mã pháp”). Trừ Pháo ra thì Xe Mã Tốt trong cờ Tướng là phù hợp với các binh chủng trong chiến tranh cổ đại, đặc biệt năm Tốt phù hợp với tổ chức “đội ngũ” lúc ấy. Sau khi có sự xuất hiện của Pháo trong chiến tranh thì trong cờ Tướng cũng có “Pháo” làm cho sự tiến công trong cờ càng thêm phức tạp, huyền diệu và đa dạng.

 
Sự phối hợp tác chiến của các quân cờ trong cờ Tướng là rất đa dạng và phong phú, điều này thể hiện ở tính sáng tạo của con người, con người càng sáng tạo, cờ tướng càng có nhiều thế cờ hay và nước đi sắc bén.

 
Chẳng hạn năm Tốt liên công thì thành thế “ngũ Tốt Cầm Vương”. Xe Mã liên công thì thành “Xa Mã lãnh chiêu” khiến đối phương khó lòng chống đỡ. Xe Pháo liên công hình thành “Hiệp Xa Pháo”, “Cổn địa Pháo” là những sát thế có uy lực dũng mãnh; Xa Tốt liên công gọi là “Trường đoản Xa” sức công sát rất mạnh lại không sợ đổi quân hy sinh. Mã Tốt, Pháo Tốt, Mã Pháo Tốt liên công thiên biến vạn hóa.

 
Các nhà quân sự ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ trong chiến tranh để có thể nghiên cứu ra binh pháp. Binh pháp ra đời là cả 1 quá trình quan sát,  nghiên cứu và biết cách lĩnh hội mới có được. Binh pháp cũng không thể áp dụng một cách bậy bạ mà cần có cách phối hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo mới có thể đem lại chiến thắng. Đó là cái tài của các nhà quân sự.
Một ván đấu cờ tướng cũng được ví như một cuộc chiến giữa 2 quân đội, mà các nhà quân sự ở đây không ai khác chính là các kỳ thủ. Trong một ván đấu, các kỳ thủ cũng phải ra sức tìm hiểu, quan sát và đưa ra những thế cờ sắc bén nhằm tạo ra thế chủ động. Luôn luôn phối hợp ăn ý giữa các quân cờ để liên hợp phòng thủ và tấn công một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tags: , , ,