Những nước đi quân thông dụng trong cờ Tướng
Chơi cờ Tướng là thú chơi tao nhã dành cho mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là cho những người lớn tuổi. Vì là trò chơi khó mang tính trí tuệ cao nên đòi hỏi người chơi phải có kiến thức sâu rộng và biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Cờ Tướng không phụ thuộc vào yếu tố may rủi  mà chủ yếu là sử dụng linh hoạt những nước đi thông dụng. Dưới đây là một số nước đi quân thông dụng – nhân tố quyết định việc thắng thua cho cuộc chơi.

1. Nước chiếu Tướng
Chơi cờ Tướng quan trọng nhất là phải dùng quân mình để chiếu Tướng hay bắt được Tướng của đối phương, làm cho đối phương đi vào thế bí. Bạn sẽ gặp nước Chiếu Tướng khi một bên đi cờ uy hiếp Tướng đối phương, chuẩn bị nước sau ăn Tướng thì nước đi đó được gọi là “nước Tướng” hay “chiếu Tướng” và bắt buộc đối phương phải tìm đường chống đỡ.

2. Nước đỡ chiếu
Một khi quân bạn bị đối phương chiếu Tướng thì bạn phải tìm cách đỡ nước chiếu đó, nếu không thì sẽ bị thua. Tùy từng trường hợp mà áp dụng những cách đỡ khác nhau nhưng nhìn chung đều là: cho quân tướng chạy đi nơi khác hoặc dùng quân khác thế mạng cho để tránh nước chiếu này của đối phương.

3. Nước đánh bí

Bạn dùng các quân chiếu liên tục làm cho đối phương không kịp chống đỡ hoặc dùng một quân đe doạ trước sau chiếu bí Tướng thì các nước này đều gọi là “nước đánh bí” hay nước hăm bí.
Đây cũng là một kế sách tấn công, thường giành thắng lợi, nếu không thì cũng chiếm ưu thế.

 

nhungnuoccothongdungtrongcotuong

4. Nước bắt
Bạn điều quân đến uy hiếp một quân của đối phương, chuẩn bị nước sau sẽ ăn quân bị uy hiếp đó. Cách đánh trên được gọi là “nước bắt”. Nước bắt thường dùng tấn công để ăn hơn quân, giành ưu thế hoặc giành tiên thủ.

5. Nước chiếu rút và nước đánh chĩa
Nước chiếu rút tức là nhân lúc chiếu rút quân Tướng để rồi ăn quân khác đối phương. Có nhiều cách chơi kiểu này: dùng Xe, Pháo thường phối hợp nhau, hoặc cũng có thể dùng Xe, Mã phối hợp chơi chiếu rút được.
Riêng quân Mã có nước đánh chĩa đôi rất lợi hại. Khi nó nhảy chiếu cũng có thể bắt quân đối phương. Cách này vừa tấn công vừa giành lợi thế về quân.

6. Nước chiếu mở
Cũng cùng dạng như “chiếu rút” nhưng nó ít nguy hiểm hơn. Do sau khi quân trung gian chạy đi, để cho quân phía sau chiếu Tướng thì quân trung gian lợi dụng đối phương tiếp tục di chuyển đến một chỗ khác có lợi hơn.

 

nhungnuoccothongdungtrongcotuong1

7. Nước đổi quân
Nước “đổi quân” là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương hay hai bên trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là “đề nghị đổi quân” hay khiêu khích đổi quân.
Bên chủ động đổi quân thông thường sẽ có lợi hơn. Còn bên bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.

8. Nước đeo bám
Nước đeo bán sử dụng một quân đeo bám theo một quân khác của đối phương. Thông thường quân bị đeo bám này được bảo vệ nên không thể gọi là nó bị bắt. Tuy nhiên do quân đối phương bị đeo bám mãi khiến nó không hoạt động được và cả quân bảo vệ nó cũng không bỏ đi đâu. Thủ đoạn “đeo bám” là một dạng khống chế khiến đối phương rất khó chơi.

9. Nước cản
Nước cản là một bên dùng quân để ngăn cản một quân khác của đối phương, chủ yếu không cho quân đối phương tấn công. Nước cản là một thủ pháp dùng để phòng thủ rất hiệu quả.

Với những nước cờ thông dụng trong game cờ Tướng yêu cầu người chơi phải nắm vững để áp dụng linh hoạt trong quá trình đánh của mình để giành chiến thắng.

Tags: ,